Thời gian học bằng B2 theo quy định là bao lâu?

Thời gian học bằng B2 không quá dài nhưng đủ để học viên có thể tiếp thu kiến thức và có khả năng điều khiển xe ô tô ở mức cơ bản. Trong đó, khóa học sẽ kéo dài từ khi bắt đầu học lý thuyết cho tới khi học hết các nội dung thực hành cần thiết. 

1. Học bằng lái xe B2 để làm gì? 

Bằng lái xe B2 là một loại giấy phép cho phép người sở hữu điều khiển:

  • Xe ô tô chở người từ 4 – 9 chỗ ngồi
  • Xe ô tô tải kinh doanh chở hàng dưới 3,5 tấn
  • Xe máy kéo, xe rơ mooc trọng tải dưới 3,5 tấn
  • Các loại xe được quy định trong bằng lái hạng B1

Chỉ khi có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 thì tài xế mới có thể điều khiển cả xe số tự động và xe số sàn. Ngoài ra, khi có nhu cầu lái xe taxi, xe kinh doanh, xe cơ quan,… thì bằng B2 cũng là một trong những loại giấy tờ không thể thiếu. 

Chỉ khi có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 thì tài xế mới có thể điều khiển cả xe số tự động và xe số sàn
Chỉ khi có giấy phép lái xe ô tô hạng B2 thì tài xế mới có thể điều khiển cả xe số tự động và xe số sàn

2. Học viên cần làm gì để có bằng lái xe B2? 

2.1 Đi khám sức khỏe

Khi bạn là: 

+ Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.

+ Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định.

Thì bạn có thể tiến hành đi khám sức khỏe tại các bệnh viện cấp huyện hoặc tương đương trở lên. Với điều kiện sức khỏe bình thường, không bị mắc các bệnh về tâm lý nặng, thần kinh,.., cụ thể: 

Các vấn đề về mắt
  • Để lái xe ô tô, tài xế phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện an toàn. Một trong những điều kiện quan trọng nhất lại liên quan đến đôi mắt. Tài xế sẽ không được cấp bằng lái xe B2 nếu:
  • Mắt bị cận thị, viễn thị vượt quá 7 độ;
  • Mắt đeo kính loạn thị quá 4 độ;
  • Thị trường bị thu hẹp quá 20 độ;
  • Các cân chuyển vận mắt bị tê liệt hoặc có tật hạn chế sự vận chuyển nhãn cầu;
  • Mắt bị quáng gà hoặc bị loạn sắc;
  • Có các bệnh của võng mạc hoặc của thị giác thần kinh đang tiến triển.
  • Trong khi đó, đối với những trường hợp được hỗ trợ bằng kính phải đảm bảo thị lực hai mắt đạt 8/10.
Mắc các bệnh về tai
  • Để đủ điều kiện học bằng lái B2, học viên phải đủ các tiêu chuẩn liên quan đến tai, bao gồm:
  • Nói thường nghe rõ ở khoảng cách 5 thước;
  • Nói thầm nghe rõ ở khoảng cách 0 – 50 thước;
  • Phải phân biệt được các phương hướng từ các âm thanh đưa đến;
  • Tinh thần và các điều kiện về thần kinh, nhận thức;
  • Phản xạ tay và chân đều bình thường;
  • Không có tiền sử bệnh động kinh hay các triệu chứng về tâm thần khác.
Các bệnh về tay
  • Xét theo quy định:
  • Bàn tay phải bắt buộc phải có đủ 4 ngón;
  • Bàn tay trái phải có 3 ngón.
  • Tuy nhiên cả 2 bàn tay đều phải có đủ 2 ngón cái.
Các khiếm khuyết ở chân
  • Người điều khiển xe phải có đầy đủ 2 chân thì mới được điều khiển các loại xe hơi thông dụng như hiện nay. Đồng thời các chức năng vận động của hai chân đều phải hoạt động bình thường. 
  • Đối với các trường hợp bị tai nạn giao thông và khuyết tật hoặc buộc phải làm chân giả, nạn nhân phải được các bác sĩ kiểm tra, đảm bảo chân giả gắn với nạn nhân hoạt động đáp ứng được các chức năng cơ bản của chân nguyên thủy. Đặc biệt, thí sinh vẫn phải trải qua sát hạch thực nghiệm trong quá trình học và thi bằng lái. 
Có tiền sử về các bệnh tim mạch
  • Các trường hợp học viên có tiền sử các bệnh về tim mạch như: thiểu năng van tim, hở van tim ở cấp độ nặng… đều không được phép học bằng lái B2.
  • Đồng thời tài xế cũng không nên lái xe nếu có các triệu chứng như cơn đau thắt ngực và bệnh phồng động mạch.

Nếu sức khỏe đạt đủ điều kiện thì bạn tiến hành làm hồ sơ và nộp cho trung tâm uy tín. 

2.2 Nộp đủ hồ sơ cho trung tâm đào tạo lái xe 

Theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017, người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ và nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo lái xe. Hồ sơ bao gồm:

+ Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu tại Phụ lục 7 Thông tư này;

+ Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam); hộ chiếu còn thời hạn (với người Việt Nam định cư ở nước ngoài);

+ Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;

+ Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.

2.3 Học lý thuyết và thực hành lái xe

Phần lý thuyết, học viên sẽ học các kiến thức liên quan để trả lời được bộ 600 câu hỏi ôn thi. Trong đó sẽ có kiến thức về sửa chữa xe cơ bản, biển báo, văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông,…

Về phần thực hành, học viên sẽ được dạy cách điều khiển xe để vượt qua 11 bài thi sa hình bao gồm: 

– Bài 1:  Xuất phát

Trước lúc xuất phát người lái cần:
 

  • Điều chỉnh ghế ngồi phù hợp, có thể xa hoặc gần vành tay lái để dễ dàng đạp hết côn, phanh, ga. 
  • Thực hiện kiểm tra hai gương sao cho phải thấy được điểm bánh xe sau phải tiếp xúc với mặt đường.
  • Thắt dây an toàn, nổ máy và chờ phát lệnh

Khi có lệnh thông báo xuất phát, người lái thực hiện các bước sau:

  • Bật đèn xi nhan trái
  • Sau đó vào số 1, và nhả côn từ từ để xe đi
  • Qua vạch xuất phát khoảng 5m thì nhớ tắt xi nhan
  • Cuối cùng nhả từ từ cho xe tự chạy (không cần đạp ga) và di chuyển đến bài số 2

Lưu ý: Các lỗi bị trừ điểm dưới đây:

  • Người lái không thắt dây an toàn.
  • Không bật đèn xi nhan trái khi xuất phát
  • Di chuyển chậm, quá 20 giây sau khi đèn xanh sáng mà xe chưa xuất phát 
  • Không tắt đèn xi nhan khi xe di chuyển qua vạch 5m
  • Xe chết máy, không thể đi khi đã có lệnh xuất phát.
  • Để tốc độ động cơ quá 4000 vòng/phút (do đạp ga quá lớn).
  • Lái xe vượt tốc độ cho phép

Lỗi bị loại khỏi vòng thi:

1. Nếu quá 10 giây kể từ khi có lệnh xuất phát mà xe vẫn chưa vượt vạch xuất phát.

2. Bị truất quyền thi trong trường hợp xử lý tình huống kém gây tai nạn

– Bài 2: Dừng xe nhường đường cho người đi bộ

Yêu cầu: người lái phải dừng xe đúng vị trí trước vạch trắng và phần đường dành cho người đi bộ. Lưu ý, cản xe phía trước cách vạch dừng không quá 0,5 mét. 

Hiện nay, các sân tập thường có vạch trên cọc biển báo hiệu giúp học viên dễ nhận biết. Đồng thời, nếu vai người lái hoặc chốt cửa chạm đến ngang cọc kể trên thì bạn phải dừng. 

Lời khuyên dành cho người lái là nên đi chậm, khi gần tới vị trí dừng thì ấn nhẹ côn và đạp phanh để xe dừng hẳn. 

Lúc dừng xong, hãy nhả côn để xe chạy tiế bởi dừng lâu quá 30s sẽ bị trừ điểm. 

Những lỗi bị trừ điểm (trừ 5 điểm/lỗi)

  • Dừng quá vạch
  • Dừng xe chưa đến vạch (quá 0,5m)
  • Lái xe bị chết máy
  • Để tốc độ động cơ quá 4.000 vòng/phút

Trường hợp bị loại:

  • Xử lý kém gây tai nạn
  • Quá 30 giây mà xe vẫn chưa vượt vạch xuất phát

– Bài 3: Dừng xe và khởi hành ngang dốc

Kỹ thuật lái xe ô tô trong sa hình này yêu cầu người lái không vượt quá vạch quy định, không bị tuột khỏi dốc quá 50 cm và phải vượt qua dốc trong 30 giây. 

Trong bài thi này, bạn không nên tăng ga quá lớn. Sau khi hoàn thành bài 2, người lái nhả hết côn, phanh từ từ để bò lên dốc. Xét ở một khía cạnh khác, bài 3 khá giống với bài 2 ở chỗ dừng xe lại rồi mới đi tiếp. Tuy nhiên, do xe đang ở trên dốc nên chắc chắn bị lực kéo trôi ngược lại. Do vậy việc bỏ phanh chân thì xe sẽ trôi. 

– Bài 4: Ghép dọc xe vào nơi đỗ

– Bài 5: Qua vệt bánh xe vào đường hẹp vuông góc

Ở phần thi thứ tư trong mô hình lái ô tô này, người lái phải điều khiển làm sao để 2 bánh xe bên phải lọt qua một vạch đường (bề rộng khoảng 30 – 35cm). 

Để bánh xe không chạm vào hàng đinh, người lái cần điều khiển thật cẩn thận (đánh lái muộn một chút để xe áp sát vào lề đường bên phải). Nếu thấy bánh xe cách vạch dẫn đường được kẻ ở mặt sân bằng mép ngoài hàng đinh khoảng 10 – 15cm thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện tiếp bài thi. 

Bên cạnh đó, người lái cần căn và bám vào một điểm mốc ở phía trước. Đối với những lái mới thời làm cho xe lệch đi và chạm vạch. 

Sau khi rời khỏi hàng đinh, người lái quan sát gương chiếu hậu nếu thấy ngang với góc bên trái. Hãy đánh lái sang trái, trả lái phù hợp sao cho thành xe song song với vạch giới hạn (cách khoảng 30-40cm).

Nếu quan sát thấy gương chiếu hậu bên phải ngang với góc thứ 2 thì  người lái đánh hết lái sang phải đồng thời, trả thẳng lái tiến ra khỏi hình.

Trường hợp bị trừ (5 điểm/lần)

  • Chạm vạch
  • 5s đè vạch
  • Quá 2 phút mà chưa qua bài

Trường hợp bị loại: Bánh xe bên phải đi ra bên ngoài hàng đinh

– Bài 6: Qua đường vòng quanh co

Đừng quên nguyên tắc “tiến bám lưng, lùi bám bụng”. Khi xe bắt đầu đi vào đoạn cong, bạn cho xe bám về bên phải. Tiếp tục đánh lái sang trái để xe đi nửa vòng cua đầu tiên. Thực hiện tương tự khi xe đi vào đường bên trái. 

– Bài 7: Ghép xe ngang vào nơi đỗ

Phần thi này yêu cầu trong vòng 2 phút, học viên phải cho xe lùi được vào nhà xe. Đồng thời, tiến ra khỏi mà không được chạm vạch. 

Lỗi bị trừ điểm (trừ 5 điểm/lần)

  • Bánh xe chạm vạch 2s
  • Lùi quá thời gian ( cứ 2 phút trừ 5 điểm)

Trường hợp bị loại: 

  • Nhầm nhà xe của hạng xe khác
  • Bánh xe không chạm được vạch kiểm tra cuối của nhà xe

– Bài 8: Thay đổi số trên đường bằng

Yêu cầu đầu tiên trong bài thi này là bạn phải lên được số 2 và đạt tốc độ 20 km/h (trong trường hợp thấy biển báo 20 màu xanh). Sau đó, lùi về số 1 và giảm tốc độ xuống dưới 20km/h (biển báo 20 màu trắng). 

Sau khi kết thúc bài 8, người lái xe rẽ sang đường và chuẩn bị tăng tốc. Lưu ý, cần thật bình tĩnh để điều chỉnh lái xe sao cho thăng bằng, nhả hết côn, phanh. Khi thấy biển “tăng tốc”, người lái nhấn ga, chuyển số 2 và tiếp tục nhấn ga. Sau khi qua biển 20 màu xanh, bạn nhả ga, rà phanh và cho xe đi chậm. Hoặc có thể cho xe dừng hẳn về số 1 và để xe qua biển 20 màu trắng. 

Không cắt côn để xe trôi từ từ qua biển vì như thế sẽ khiến bánh răng số không quay và bị trừ 5 điểm. 

– Bài 9:  Qua ngã tư có tín hiệu điều khiển giao thông

Bài thực hành này giúp người lái tuân thủ các tín hiệu đèn giao thông. Cần dừng xe cách vạch dừng quy định không quá 0,5m, đi ngang ngã 4 trong 20s. 

Lỗi bị trừ điểm (trừ 5 điểm)

  • Đi qua ngã tư khi đèn đỏ
  • Dừng xe cách vạch hoặc quá vạch trên 0,5m
  • Chết máy
  • Không bật xi nhan trái/phải khi qua ngã tư
  • Không thực hiện đúng quy định của bài thi
  • Vượt quá tốc độ 4000 vòng/ phút thì cứ 3s bị trừ 1 điểm

– Bài 10: Tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua

Yêu cầu và Kỹ thuật lái xe ô tô trong sa hình của bài thi này giống với bài 9

– Bài 11: Kết thúc

Người lái điều khiển xe thẳng qua vạch kết thúc. Đừng quên phải bật đèn xi nhan phải vì chuẩn bị dừng, đỗ xe và tấp vào bên phải. Người lái có thể dùng ngón giữa của tay trái giữ cần xi nhan để tránh việc tắt đèn xi nhan khi đánh lái. 

Về phần thực hành, học viên sẽ được dạy cách điều khiển xe để vượt qua 11 bài thi sa hình
Về phần thực hành, học viên sẽ được dạy cách điều khiển xe để vượt qua 11 bài thi sa hình

Ngoài ra, thí sinh sẽ học thêm phần xử lý tình huống giao thông qua mô hình mô phỏng trên máy tính. Đây là nội dung mới được áp dụng kể từ năm 2022 trở về sau. 

Xem bài viết: Hướng dẫn chi tiết 11 bài thực hành lái xe sa hình B2 năm 2022

3. Thời gian học bằng B2 chính xác là bao lâu?

Tóm lại, để đạt đủ kỹ năng và kiến thức như trên thì Bộ Giao thông vận tải đã quy định: 

+ Tổng thời gian: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);

+ Các môn kiểm tra:

  • Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
  • Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.

– Chí phí học: Phụ thuộc vào từng cơ sở đào tạo lái xe.

Như vậy, bài viết trên đã nêu rõ thời gian học bằng B2 và nội dung cần học cho học viên. Nếu có nhu cầu, bạn nên tìm đến nơi đào tạo chất lượng để có một khóa học học bằng lái xe B2 chất lượng và thi đỗ nhanh nhất. Mong rằng bài viết đã mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Rate this post

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *