Hướng dẫn học lái xe 4 bánh và những điều bạn cần biết

Học lái xe 4 bánh hiện đã trở thành một nhu cầu rất lớn, đặc biệt tại khu vực thành phố. Và để giúp các bạn hiểu một cách chính xác bằng lái xe 4 bánh là bằng gì và học, thi bằng lái xe 4 bánh thì có thể học những loại bằng nào cũng như là vấn đề học lái xe 4 bánh bao nhiêu tiền thì bài viết của chúng tôi dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1. Học lái xe 4 bánh là học bằng gì?

Để học lái xe 4 bánh thì hiện nay loại bằng phổ biến nhất chính là bằng lái xe B2 – được phép điều khiển cả xe số sàn lẫn số tự động (gọi là bằng chuyên nghiệp) và bằng lái xe B1 chỉ được phép lái xe số tự động (gọi là bằng bán chuyên). Quy định về trọng tải, với loại bằng B2 bạn được phép điều khiển xe ô tô từ 4 đến dưới 9 chỗ ngồi và các loại xe tải dưới 3.500 kg, được phép lái xe kinh doanh vận tải . Còn đối với bằng B1 bạn chỉ được lái xe số tự động 4 đến dưới 9 chỗ, không được lái xe số sàn và không được lái xe kinh doanh vận tải (như taxi, grab…).

Chính những ưu điểm vượt trội của bằng lái xe B2 nên đa số người khi muốn học lái xe bốn bánh đều lựa chọn học bằng B2.
Bên cạnh đó thì còn 2 loại bằng lái xe 4 bánh ít thông dụng hơn là bằng B1 và bằng C:
– Bằng B1: Là bằng lái xe bán chuyên, không được phép lái kinh doanh, chỉ được lái xe số tự động (4-9 chỗ), không được chạy tải.
– Bằng C: Là bằng lái xe chuyên nghiệp, được phép lái kinh doanh, lái được cả số sàn và số tự động từ 4 đến 9 chỗ, chạy max tải trên 3,5 tấn. Bằng C chủ yếu dành những người hành nghề tài xế lái xe tải.

2. Học lái xe 4 bánh cần chuẩn bị những gì?

Ba điều bạn cần chuẩn bị khi học lái xe 4 bánh:

2.1 Điều kiện học lái

Trước khi bắt đầu đăng kí học thi bằng lái xe 4 bánh, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều kiện tiêu chuẩn của một đối tượng học lái xe ô tô, bởi nếu bạn không đủ điều kiện mà vẫn cố đăng ký học lái xe thì sẽ gây tốn kém thời gian, chi phí mà không thu được kết quả.

Bằng B1: 

  • Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch), có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có CMND/ hộ chiếu còn thời hạn
  • Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, làm chủ được hành vi, không mắc các bệnh tim mạch, lây nhiễm theo đúng quy định của Bộ GTVT

>>> Học lái xe B1 Hà Nội : TẠI ĐÂY

Bằng B2:

  • Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam
  • Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định

Điều kiện về sức khỏe:

  • Người có thị lực dưới 5/10 (thị lực được đo khi đeo kính)
  • Người bị rối loạn tâm thần mãn tính.
  • Người bị rối loạn về tâm thần cấp tính, hoặc đã chữa khỏi dưới 24 tháng.
  • Người bị tật về mắt như quáng gà, bệnh chói lóa.
  • Người bị khuyết tật cụt 2 ngón tay trở lên hoặc bị cụt 1 bàn chân trở lên.
  • Người dương tính với các chất kích thích như ma túy, rượu bia.

>>> Học lái xe B2 Hà Nội : TẠI ĐÂY

Bằng C:

  • Người học lái xe hạng C phải đủ 21 tuổi theo luật hiện hành, tính cho đến ngày học viên thi sát hạch
  • Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập hợp pháp lâu năm tại Việt Nam
  • Phải có sức khỏe tốt, không được mắc dị tật về tay chân như  thiếu hoặc thừa ngón tay chân hay trường hợp 2 ngón tay trên bàn tay bị mất chức năng hoặc cả bàn chân bị mất chức năng,…không mắc các bệnh tâm thần, bệnh thần kinh, bệnh truyền nhiễm, bệnh có thể lây lan sang người khác hay những bệnh cần cách ly,…được liệt kê trong danh sách ban hành của bộ GTVT
  • Khi đăng ký, học viên phải cung cấp giấy khám sức khỏe do bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên cấp, đóng dấu giáp lai trên ảnh và phải có chữ ký của bác sĩ chuyên khoa mới hợp lệ

>>> Học Lái Xe Hạng C Hà Nội: TẠI ĐÂY

Người học lái xe 4 bánh bằng C là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập hợp pháp lâu năm tại Việt Nam
Người học lái xe 4 bánh bằng C là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú, làm việc, học tập hợp pháp lâu năm tại Việt Nam

2.2 Hồ sơ

Bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau khi tham gia học lái xe 4 bánh, áp dụng với 3 loại bằng:

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô
  • Bản sao chứng minh nhân dân photo không cần công chứng
  • 10 ảnh 3×4 (Ảnh không được đeo kính, tóc không che tai, lông mày, phải cài khuy áo)
  • Giấy khám sức khỏe
  • Túi đựng hồ sơ
  • Sơ yếu lý lịch không cần công chứng

2.3 Học phí

Chi phí học lý thuyết không quá lớn, chủ yếu là dùng để trang bị tài liệu, phòng học và điện nước trong thời gian học. Chi phí thực hành lái xe chiếm thì khác lớn, nó bao gồm: chi phí xăng xe cho việc tập lái, chi phí bảo dưỡng xe, sân tập và chi phí cho người hướng dẫn lái xe. Cụ thể:

  • Bằng B1: 8-12 triệu đồng
  • Bằng B2: 7-11 triệu đồng
  • Bằng C: 9-13 triệu đồng

Hiện nay, khi xe hơi đã trở nên phổ biến hơn. Bạn không phải chỉ học lái xe 4 bánh chỉ khi sở hữu chúng, mà việc học bằng lái xe 4 bánh sẽ mang lại những lợi ích to lớn đối với cuộc sống cũng như con đường công danh của bạn. Người học lái cần lưu ý những điều trên để có sự chuẩn bị tốt nhất.

Hơn hết, bạn nên có kỹ năng lái thuần thục, đảm bảo lưu thông an toàn.

3. Hướng dẫn học lái xe 4 bánh cơ bản

Dưới đây là các bước cơ bản hướng dẫn lái xe số tự động và số sàn an toàn, mà ngay cả những tài xế kỳ cựu, có thâm niên lái xe nhiều năm cũng luôn phải nắm vững.

3.1 Xe số tự động

Ở phần này của hướng dẫn lái xe số tự động, chúng tôi sẽ đưa ra những bước cơ bản hướng dẫn cách lái xe số tự động.

  • Cắm chìa khoá vào ổ và khởi động xe: Đạp hết chân phanh, thả phanh tay
  • Điều chỉnh xe sang chế độ di chuyển phù hợp mà bạn mong muốn. Chẳng hạn, chuyển cần số sang D nếu đi tới hoặc R nếu đi lùi (tham khảo lại phần ý nghĩa các ký hiệu cần nhớ khi trong hướng dẫn xe số tự động ở phần đầu bài viết này).
  • Chân phải đạp phanh và dần dần hạ hết tay phanh, quan sát trước sau cẩn thận bằng gương chiếu hậu trước khi cho xe di chuyển.
  • Bỏ chân ra khỏi phanh và từ từ nhấn chân ga để xe tăng tốc, cảm nhận xe di chuyển, tăng tới tốc độ mong muốn, phù hợp với luật giao thông.
  • Dừng đỗ xe: Sử dụng chân phải đạp chân phanh cho đến khi xe dừng hẳn, kéo phanh tay và chuyển cần số về P, sau đó tắt động cơ

3.2 Xe số sàn

Nhằm di chuyển xe trên đường một cách đảm bảo cũng như đạt được mức tiêu hao nhiên liệu hợp lý. Người lái cần quan tâm đến các bước hướng dẫn lái xe số sàn sau đây:

Đối với xe số sàn, phía ngoài bên trái được gọi là côn xe. Vị trí ở giữa hai chân của bạn là chân phanh và phía ngoài cùng bên phải được gọi là chân ga. Bạn cần phải nhớ thật kỹ những vị trí này để tránh đạp nhầm. Phương pháp bố trí này được áp dụng cho tất cả các loại xe ô tô.

Với những hiểu biết về nguyên tắc hoạt động của xe mình đang đi, vì mỗi dòng xe có những cách thức và hoạt động khác nhau, sẽ giúp ta tự tin hơn khi điều khiển xe lưu thông ngoài đường. Trong quá trình vận hành, chân côn sẽ được nhả ra, đóng ly hợp giúp truyền động đến các bánh xe. Việc này sẽ giúp bạn chuyển số xe mà không cần mài côn đối với từng số. Bạn phải nhớ kỹ mỗi khi sang số, bắt buộc bạn phải cắt côn hoàn toàn.

Mỗi khi sang số, bắt buộc bạn phải cắt côn hoàn toàn
Mỗi khi sang số, bắt buộc bạn phải cắt côn hoàn toàn

Thực hiện khởi động xe

Hầu hết các loại xe ô tô đều dùng chìa khóa để có thể khởi động xe. Với loại xe này, bạn cắm chìa khóa vào ổ và xoay theo chiều kim đồng hồ đến khi xe nổ máy. Một số kiểu xe ô tô đời mới có thể khởi động bằng nút khởi động. Loại nút này thường được gắn nhãn “Engine start”. Sau khi xe khởi động, chúng vẫn chưa thể di chuyển vì chúng ta đang để ở số 0.

Vào số và di chuyển

Tiếp đến, bạn dùng chân trái đạp vào chân côn thật sát xuống sàn. Lúc này, vị trí tay điều chỉnh phải ở vị trí số 0 và bạn có thể thực hiện lắc tay điều chỉnh để kiểm tra. Sau khi xe nổ máy, bạn dùng chân phải nhấp nhả vào vị trí chân ga cho máy xe nổ đều. Lúc này, chân trái của bạn vẫn phải tiếp tục đạp vào chân côn. Sau đó, chân phải của bạn tiến hành đạp lên bàn thắng. Đồng thời, bạn dùng tay để kéo thắng tay nhả ra. Bây giờ, chiếc xe của bạn đã sẵn sàng lăn bánh.

Kế đến, bạn dùng tay để gạt cần điều chỉnh từ vị trí số 0 lên số 1. Cùng lúc đó, chân phải bạn thả từ từ chân thắng và rà nhẹ chân phải lên vị trí chân ga. Ngay thời điểm này, chân trái tiến hành nhả côn một cách từ từ. Chân côn cần được thả khoảng ⅓ tính từ sàn xe. Bạn không nên thả quá nhanh hoặc thả hết vì như vậy xe rất dễ giật rồi tắt máy. Nếu bạn thao tác đúng thì chiếc xe sẽ bắt đầu di chuyển một cách chậm rãi. Tiếp theo, bạn tiếp tục thả chân côn lên cao một cách chậm rãi và đạp nhẹ chân ga. Khi bảng thông báo tốc độ trên xe báo 10 km/h thì bạn đã có thể chuyển sang số 2 để xe di chuyển nhanh hơn.

Ngoài việc biết lái xe, bạn phải đi thế nào là tốt nhất cho xe như tránh mài côn, sang số khi máy còn yếu. Nếu bạn chưa đạt đủ tốc độ đã vào số cao sẽ làm cho xe ì, đạp ga xe không tăng tốc được (chạy ép số). Những kiến thức chuyên sâu sẽ được giải thích và thực hành trong các khóa học lái xe.

Trên đây là hướng dẫn học lái xe 4 bánh số sàn và tự động mà bạn nên nắm vững khi bắt đầu tìm hiểu và có ý định mua xe ô tô mới . Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tự tin hơn trên mọi cung đường!

Rate this post

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *