Dải phân cách là gì? Phân biệt các loại dải phân cách

Dải phân cách là gì? Tại sao cần phải quan tâm tới dải phân cách? Nếu di chuyển sai làn đường do dải phân cách quy định thì sẽ có mức phạt như thế nào? Đọc bài viết để có thêm thông tin chi tiết về những vấn đề này. 

Dải phân cách là gì?

Dải phân cách là một bộ phận của đường mà xe không chạy trên đó.Nó được dùng để phân chia phần đường xe chạy thành hai chiều xe chạy riêng biệt. Ngoài ra cũng để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của các loại xe khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
Dải phân cách đóng vai trò quan trọng trên các tuyến đường
Dải phân cách đóng vai trò quan trọng trên các tuyến đường

Xét về chức năng sử dụng, dải phân cách được chia thành 3 loại chính:

  • Dải phân cách giữa: Loại dải phân cách này sẽ được đặt ở tim đường và dùng để phân chia giữa hai chiều cho xe chạy. Nó dùng để phân chia phần đường chính và phần đường bên, hoặc phân chia giữa phần đường xe thô sơ và xe cơ giới. 
  • Dải phân cách bên: Dải phân cách này sử dụng để phân chia phần đường chính và phần đường bên hoặc phân chia giữa phần đường xe cơ giới và xe thô sơ hoặc của nhiều loại phương tiện khác nhau trên cùng một chiều giao thông.
  • Ngoài ra còn có loại dải phân cách mềm thường được sử dụng ở các khung đường hiểm trở. Loại này sẽ có tính cơ động cao. Khi sử dụng dải phân cách mềm sẽ không ảnh hưởng tới mặt đường và có khả năng lắp đặt nhanh chóng, dễ dàng. Được làm từ chất liệu nhựa bền đẹp, gọn nhẹ, thuận tiện cho việc di chuyển và lắp đặt. Giảm thiểu chi phí lắp đặt và nhân công.

Ngoài ra, theo một cách phân chia khác thông dung hơn, nói về sự di chuyển của dải phân cách thì chúng còn được xếp vào hàng di động và cố định. Cùng tìm hiểu hai loại này ở phần nội dung tiếp theo. 

Phân loại dải phân cách:

Dải phân cách thông thường có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động.
Dải phân cách di động trên một tuyến đường
Dải phân cách di động trên một tuyến đường

Dải phân cách cố định

Dải phân cách cố định hay còn gọi là dải phân cách cứng: là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau:
– Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp với hộ lan tôn sóng nửa cứng hoặc mềm;

– Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm;

– Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m – 0,8 m, tối đa là 1,27m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và phải được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong Quy chuẩn này.

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Dải phân cách di động

    Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m – 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép Ø40 – Ø50 xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường.

    Tùy vào địa hình, con đường và nhu cầu mà cơ quan chức năng sẽ sử dụng các loại dải phân cách khác nhau để thuận lợi cho việc phân chia làn đường cho các loại xe cơ giới di chuyển. Ngoài ra, còn hỗ trợ cho đội ngũ làm việc công được thuận lợi mà không bị cản trở bởi bất kỳ phương tiện nào. 

    Tuy nhiên, dải phân cách thường không được quá chú trọng. Vẫn có rất nhiều người cố tình bỏ qua việc có dải phân cách và đi sai làn đường đã được quy định. Vậy có chế tài xử phạt nào cho những hành vi bất chấp nguy hiểm và chống đối pháp luật này hay không? Phần cuối của bài viết sẽ là câu trả lời thỏa đáng nhất. 

    Mức xử phạt khi đi qua dải phân cách cố định giữa hai phần đường  

    Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau:

    Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định (làn cùng chiều hoặc làn ngược chiều); điều khiển xe đi qua dải phân cách cố định ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;

    • Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện).
    • Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô. Ngoài ra, sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

    Bất kỳ một phương tiện nào vi phạm quy định về dải phân cách đều phải chịu các mức phạt theo quy định. Đây là một khái niệm đã được giảng dạy và được giới thiệu ngay trong các đề thi để lấy bằng lái xe nên tất cả những người điều khiển phương tiện đều phải nắm được và thực hiện một cách nghiêm túc. 

    Như vậy, bài viết trên đã giải thích đầy đủ về nội dung dải phân cách là gì và những vấn đề liên quan tới dải phân cách. Để cập nhật các nội dung mới về giao thông hay các khóa học lái xe, quá trình đào tạo lái xe, đừng quên theo dõi các bài viết mới tại Học lái xe Thái Việt nhé!

    5/5 - (1 bình chọn)

    ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

    TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

    Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

    FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


      Trả lời

      Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *