Giải đáp: Thời gian học bằng B1 mất bao nhiêu lâu?

Thời gian học bằng B1 vẫn là vấn đề nhiều người có nhu cầu học bằng lái xe số tự động. Đây không phải là vấn đề quan trọng nhất bởi khi đã xác định học để lấy bằng, học viên sẽ cần dành một khoảng thời gian và công sức nhất định. Vậy thời gian cụ thể là bao nhiêu lâu? Bạn sẽ phải học những kiến thức gì? Cùng tham khảo qua bài viết bên dưới. 

1. Bằng lái xe B1 là gì?

Giấy phép lái xe hay còn gọi là Bằng lái xe là một loại giấy phép, chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một người cụ thể cho phép người đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại như xe máy, xe hơi, xe tải, xe buýt, xe khách hoặc các loại hình xe khác trên các con đường công cộng.

Cụ thể, giấy phép lái xe quy định bằng hạng B1 cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg và không hành nghề lái xe.

Giấy phép lái xe quy định bằng hạng B1 cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi
Giấy phép lái xe quy định bằng hạng B1 cấp cho người điều khiển xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi

2. Những điều kiện để được học bằng lái xe B1

Để được  tham gia học tập và thi lấy bằng tại các cơ sở thì học viên cần phải có đầy đủ những điều kiện cả về sức khỏe, tinh thần thể chất và các hồ sơ liên quan. Cụ thể:

2.1 Điều kiện chủ quan

Trước khi bắt đầu đăng kí học thi bằng lái xe B1, bạn nên tìm hiểu kỹ các điều kiện tiêu chuẩn của một đối tượng học lái xe ô tô, bởi nếu bạn không đủ điều kiện mà vẫn cố đăng ký học lái xe thì sẽ gây tốn kém thời gian, chi phí mà bạn lại không thu được kết quả gì. 

Điều kiện tiêu chuẩn để bạn có thể tham gia đăng ký học lái xe ô tô hạng B1:

  • Công dân Việt Nam 18 tuổi trở lên (tính đến ngày thi sát hạch), có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam. Đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, có CMND/ hộ chiếu còn thời hạn.
  • Đảm bảo các điều kiện về sức khỏe, làm chủ được hành vi, không mắc các bệnh tim mạch, lây nhiễm theo đúng quy định của Bộ GTVT.

Bên cạnh đó, căn cứ theo Phụ lục số 01 quy định Bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, người có một trong các tình trạng bệnh, tật sau đây thì không đủ điều kiện để học lái xe hạng B1:

• Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 06 tháng; Rối loạn tâm thần mãn tính không điều khiển được hành vi của mình. 

• Động kinh còn cơn trong vòng 24 tháng gần nhất (không/có dùng thuốc điều trị); Liệt vận động từ hai chi trở lên, hội chứng ngoại tháp, rối loạn cảm giác sâu, chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý.

• Thị lực nhìn xa hai mắt dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); Nếu còn một mắt, thị lực dưới 5/10 (kể cả điều chỉnh bằng kính); Rối loạn nhận biết 3 màu cơ bản: đỏ, vàng, xanh lá cây, Song thị kể cả có điều chỉnh bằng lăng kính.

• Block nhĩ thất độ II hoặc có nhịp chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng (kể cả đã được điều trị nhưng không ổn định). Suy tim độ 3 trở lên theo phân loại của Hiệp hội tim mạch New York – NYHA.

• Các bệnh, tật gây khó thở mức độ 3 trở lên theo phân loại MRC.

• Cụt hoặc mất chức năng 01 bàn tay hoặc 01 bàn chân và một trong các chân hoặc tay còn lại không toàn vẹn (cụt hoặc giảm chức năng).

• sử dụng các chất ma túy. Sử dụng chất có nồng độ cồn vượt quá giới hạn quy định.
Nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không mắc phải các bệnh nêu trên thì có thể chuẩn bị hồ sơ đăng ký tại các trung tâm uy tín. 

2.2 Chuẩn bị hồ sơ

  • Đơn đăng ký học lái xe ô tô: Sẽ được đơn vị tiếp nhận hồ sơ của học viên cung cấp và hướng dẫn điền thông tin;
  • Bản sao chứng minh nhân dân photo (không cần công chứng);
  • 6 ảnh 3×4 (nền trắng hay xanh đều được);
  • Giấy khám sức khỏe. Mẫu giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên mới được công nhận

Bản sao của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân và ảnh thông thường sẽ được trung tâm đào tạo photo và chụp ảnh ngay khi học viên nộp hồ sơ. Vì thế, trước khi chuẩn bị giấy tờ thì bạn nên hỏi trước để được tư vấn kỹ lưỡng và cụ thể, tránh mất thời gian và công sức chuẩn bị. 

2.3 Chuẩn bị học phí

Một khóa học lái xe số tự động cho người mới học từ đầu trọn giao động từ 10.500k  – 11.500k tùy từng trung tâm đào tạo lái xe và các chương trình trung tâm đó xây dựng nhưng cũng dựa trên các phần như sau :

  • Chi phí đào tạo lái xe (bao gồm cả thực hành và lý thuyết) : 2.500.000 – 3.000.000 đồng
  • Chi phí đăng ký làm hồ sơ học, phí thi sát hạch : 7.500.000 – 8.500.000 đồng
  • Chi phí khám sức khỏe, mua tài liệu : 200.000 – 500.000 đồng.
  • Học xe chip (xe tính điểm tự động – xe thi thử cũng là xe thi thật trên sân sát hạch ) : 230.000 – 300.000 đồng/1h.

Ngoài ra khi đi thi sát hạch lái xe thì bạn còn phải đóng thêm khoản lệ phí thi và lệ phí cấp bằng tổng là 585.000 đồng chi tiết như sau :

  • Lệ phí thi lý thuyết : 90.000 đồng.
  • Lệ phí thi thực hành : 300.000 đồng.
  • Lệ phí thi đường trường : 60.000 đồng.
  • Lệ phí làm bằng : 135.000 đồng.

Bảng chi phí trên chỉ mang tính chất tham khảo. Ở mỗi thời điểm, trung tâm cụ thể sẽ có mức chi phí khác nhau. Học viên nên lựa chọn nơi uy tín để nộp hồ sơ.

Xem : Chi tiết điều kiện thi bằng lái xe B1 là gì?

3. Thời gian học bằng B1 là bao nhiêu?

Thời gian học bằng lái xe nói chung gồm 3 phần sau: là thời gian học lý thuyết (hay còn gọi là học luật), thời gian học mô hình và thời gian học thực hành cụ thể như sau :

3.1 Thời gian học lý thuyết B1

Đối với các khóa học lý thuyết tại trung tâm, thời gian học sẽ là không giới hạn số buổi. Miễn là học viên có thể hoàn thành bài thi tốt nghiệp và bài thi sát hạch lý thuyết. Trung tâm sẽ hướng dẫn các học viên cách học để có hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất.

Trung tâm sẽ hướng dẫn các học viên cách học để có hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất
Trung tâm sẽ hướng dẫn các học viên cách học để có hiệu quả cao trong thời gian ngắn nhất

Học lý thuyết lái xe ô tô B1 sẽ được học các môn như sau : 

  • Pháp luật giao thông đường bộ
  • Cấu tạo và sửa chữa thông thường
  • Nghiệp vụ vận tải
  • Đạo đức người lái xe và văn hóa giao thông
  • Kỹ thuật lái xe
  • Luật phòng chống tác dụng của ma túy và rượu bia

Các môn này sẽ được phân bổ vào các khoảng thời gian hợp lý và sẽ được tóm tắt lại vào 600 câu hỏi lý thuyết sát hạch b1 mà học viên bắt buộc phải học thuộc và ghi nhớ để áp dụng vào thực tế tham gia giao thông. Các học viên có thể tham gia khóa học này hoặc nếu không có thời gian thì có thể học lý thuyết lái xe online.

3.2 Thời gian học mô hình thực tế ảo

Từ năm 2022 sở GTVT chính thức áp dụng thi mô hình thực tế ảo vào xen kẽ giữa kỳ thi sát hạch lý thuyết và sát hạch thực hành như trước đây vì thế sẽ chính thức áp dụng học mô hình thực tế ảo vào như một môn học thông thời với thời lượng học là 3 giờ.

3.3 Thời gian học thực hành B1

Theo quy định thì thời gian học thực hành cho chương trình học bằng lái xe B1 là 87 ngày hành chính tương ứng với 3 – 4 tháng. Trong thời gian này học viên phải hoàn thành 11 bài tập trong sa hình và các bài đường đường cũng như các kỹ thuật cơ bản về xe ô tô.

Như vậy tổng thời gian cần thiết từ lúc đăng ký học lái xe ô tô đến lúc bạn được xếp danh sách thi sát hạch là 3 – 4 tháng. Thời gian nhận giấy phép lái xe kể từ khi bạn hoàn thành và đạt yêu cầu bài thi sát hạch là từ 7-14 ngày theo quy định của Sở giao thông vận tải.

Bài viết trên đã giải thích cụ thể về thời gian học bằng B1. 3-4 tháng sẽ không phải là thời gian quá dài nhưng người học sẽ có đủ khoảng trống để học hỏi và tiếp thu đủ kiến thức, kỹ năng để có thể thực hiện bài thi sát hạch, lấy bằng và di chuyển thông thạo trên đường. Mong rằng bài viết đã mang lại kiến thức hữu ích cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về thời gian và nội dung học lái xe B1. 

Rate this post

ĐĂNG KÝ HỌC LÁI VÀ THAM KHẢO GIÁ HÃY GỌI NGAY HOTLINE

TẬN TÌNH - CHU ĐÁO - TẬN TÂM

Hoặc Anh/Chị có thể để lại thông tin Form đăng ký bên dưới đây. Trung tâm sẽ gửi toàn thông tin qua Zalo hoặc liên hệ qua số điện thoại để tư vấn trực tiếp:

FORM ĐĂNG KÝ NHẬN BÁO GIÁ TƯ VẤN HỌC LÁI XE Ô TÔ: 


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *